Theo trang Oddity Central (Anh), bà Bachena Khatun, 55 tuổi, đã phải sống với những cơn đau bụng liên tiếp kể từ khi trải qua ca phẫu thuật sỏi mật tại một phòng khám ở Chuadanga vào năm 2002. Sau một thời gian dành dụm tiền để chuẩn bị cho ca phẫu thuật, người phụ nữ này đã được xuất viện với một đơn thuốc. Nhưng chỉ sau vài ngày, bà bắt đầu cảm thấy đau bụng.
Bachena đã quay trở lại phòng khám, nhưng bác sĩ tiến hành phẫu thuật đã bác bỏ những lo lắng của bà. Ông giải thích rằng cơn đau đó là điều bình thường và bà không nên suy nghĩ quá nhiều. Nhưng bác sĩ này không biết rằng ông đã sai.
Sau đó, vì thường xuyên phải chịu đựng những đau kéo dài, bà Bachena đã đi khám nhiều bác sĩ khác. Bà nói với họ rằng có thể ca phẫu thuật đã khiến bà bị đau bụng liên tục, nhưng sau tất cả bà chỉ được kê đơn thuốc giảm đau. Trong nhiều năm qua, người phụ nữ Bangladesh buộc phải bán 2 con bò, tài sản cuối cùng của gia đình, để trả tiền chữa trị và mua thuốc men với hy vọng cơn đau sẽ qua đi.
![]() |
Chiếc kéo phẫu thuật được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân sau 20 năm. Ảnh: Independent |
Song thật không may, mọi nỗ lực của Bachena đều vô ích. Gần đây, bà không thể chịu đựng được những cơn đau bụng dữ dội. Lần này, theo lời khuyên của bác sĩ, bà đã đi chụp X-quang. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy một chiếc kéo phẫu thuật đã nằm trong bụng bà, dường như nó đã bị bỏ quên sau cuộc phẫu thuật cắt bỏ túi mật 20 năm trước.
Tuần trước, Bachena được đưa đến Bệnh viện Chuadanga Sadar. Các bác sĩ tại đây đã cố gắng kiểm soát bệnh tiểu đường của bà và tiến hành phẫu thuật lấy chiếc kéo ra một cách an toàn. Bà đã hoàn thành ca phẫu thuật vào hôm 10/1 và đang hồi phục.
Tiến sĩ Jawaherul Islam, bác sĩ phẫu thuật cho bà Bachena, cho biết đội ngũ phẫu thuật gồm ba chuyên gia đã được thành lập, để điều tra xem chiếc kéo phẫu thuật đã bị bỏ quên như thế nào và tại sao có thể nằm trong bụng bệnh nhân lâu đến vậy.
Theo Baotintuc
Xem thêm tin quốc tế trên VietNamNet
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã phải nhập viện khẩn cấp với các triệu chứng nghi do tắc đường ruột, và đang được các bác sĩ chẩn đoán xem có cần thiết phải tiến hành phẫu thuật hay không.
" alt=""/>Phát hiện bất ngờ về cơn đau kéo dài đằng đẵng 20 nămBệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng hội chẩn trực truyến cấp cứu 3 bệnh nhân bị lũ quét vùi lấp tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Trong số này có 1 bệnh nhi 7 tuổi vỡ gan độ I, chấn thương tuyến thượng thận, chấn thương sọ não, gãy 1/3 giữa xương đùi trái.
Trước đó, ngay sau khi nhận thông tin về trận lũ quét kinh hoàng sáng 10/9 gây thiệt hại về người tại thôn Làng Nủ, Bệnh viện huyện Bảo Yên đã bật báo động đỏ, huy động cán bộ tập trung tại đơn vị ứng cứu thảm hoạ thiên tai do bão lụt; cử ngay ê-kíp trực xuống thực hiện cấp cứu tại chỗ và đưa người bị thương về điều trị tại bệnh viện huyện.
Chiều cùng ngày, Sở Y tế Lào Cai đã chỉ đạo thêm 3 bệnh viện: đa khoa tỉnh, Sản Nhi và huyện Bảo Thắng cử 3 ê-kíp cấp cứu lập tức lên đường về hỗ trợ Bảo Yên cứu nạn.
" alt=""/>Bệnh nhân vụ lũ quét vùi lấp cả thôn ở Lào Cai được chuyển về bệnh viện Hà NộiBà Nguyễn Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Trinh cho biết, đã nhận lỗi và nghiêm túc rút kinh nghiệm khi phát ngôn với phụ huynh gây hiểu nhầm.
"Vừa rồi UBND thị xã Kỳ Anh, Phòng GD-ĐT cũng đã tổ chức họp, rút kinh nghiệm về việc vận động tài trợ này. Tại cuộc họp, cô L. cũng thừa nhận sai khi đã nói câu "nhập gia tùy tục". Cô L. là giáo viên trẻ, mới về trường nên chưa có kinh nghiệm, lỡ mồm, nói với phụ huynh gây hiểu nhầm. Và bản thân tôi cũng đã nhận lỗi, nghiêm túc rút kinh nghiệm khi phát ngôn gây hiểu nhầm cho phụ huynh", bà Thủy nói.
Cũng theo bà Thủy: "Khi phụ huynh đến hỏi vì sao bàn ghế không được nhà nước tài trợ và bảo tôi tại sao không xin nhưng tôi nói bàn ghế là phụ huynh tự nguyện đóng góp. Tuy nhiên, tôi có khuyên phụ huynh nếu không tin tưởng thì nên chọn môi trường khác cho con em mình. Tôi có nói với phụ huynh trong lớp em nào cũng đóng tiền mua bàn ghế, còn con em mình không đóng thì tự kiếm một bộ bàn ghế cũ, khác cho con em ngồi.
Điều này khiến phụ huynh hiểu nhầm, tôi nghiêm túc rút kinh nghiệm, sự việc cũng đã xảy ra rồi. Trong cuộc đời không phải lúc nào mình cũng đúng, một lúc nào đó mình có thể sai, phát ngôn gây hiểu nhầm thì tôi sẽ nói lại".
Bà Thủy cho rằng, nhà trường đã làm đủ quy trình và không có chủ trương thu cào bằng.
"Chúng tôi chỉ xin hiện vật chứ không xin tiền, nhưng khi xin huy động, phụ huynh nhất trí thì họ tự chọn nhà cung cấp, còn việc chia tiền từng học sinh đó là việc của phụ huynh, phụ huynh xem trong lớp bao nhiêu em thì họ chia tiền ra, cũng có bạn trong lớp đóng ít, cũng có bạn đóng nhiều. Khi vận động tài trợ, tôi đã làm đầy đủ quy trình gửi đến phường, phường cử đoàn đến khảo sát, sau đó về bắt đầu trình HĐND phường...", bà Thủy cho hay.
Bà Nguyễn Thị Tường Vân, Phó phòng GĐ-ĐT thị xã Kỳ Anh cho biết đã làm việc với Trường Tiểu học Kỳ Trinh.
"Chúng tôi đã tổ chức kiểm điểm việc phát ngôn gây hiểu nhầm trong quá trình vận động phụ huynh tài trợ của cô hiệu trưởng và cô chủ nhiệm. Còn quy trình vận động có sai hay không thì hiện chúng tôi đang phải nắm lại", bà Vân nói.
Bà Vân nhìn nhận, việc phát ngôn của lãnh đạo Trường Tiểu học Kỳ Trinh chưa khéo léo.
"Hiệu trưởng phát ngôn chưa khéo léo, nhiều khi lời nói với phụ huynh rất quan trọng. Vì vậy cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc này", bà Vân nói thêm.
" alt=""/>Hiệu trưởng trần tình vụ học sinh lớp 1 bị ép mua bàn ghế